CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP DẠY THÊM? QUY ĐỊNH MỚI T2/2025


Các câu hỏi như xin cấp giấy phép dạy thêmthủ tục xin giấy phép dạy thêm luôn được tìm kiếm nhiều trong khoảng thời gian gần đây, nhất là khi Thông tư 29 có hiệu lực. Tuy nhiên, theo các quy định mới nhất, có thật sự tồn tại quy định về việc cấp giấy phép dạy thêm hay không?

I. Quy định về việc đăng ký giấy phép dạy thêm

Theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/02/2025, quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có những thay đổi quan trọng mà các giáo viên và tổ chức cần nắm rõ. 

Tuy nhiên, Thông tư này không đề cập đến việc cấp giấy phép dạy thêm. Có nghĩa là không có quy định yêu cầu về giấy phép dạy thêm như trước đây.

Trái ngược với các quy định cũ, theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, việc xin giấy phép dạy thêm là bắt buộc đối với các cơ sở dạy thêm, nhưng với sự thay đổi trong quy định mới, các cá nhân hay tổ chức không cần phải xin cấp giấy phép dạy thêm nữa.

II. Các yêu cầu pháp lý khi tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường

Mặc dù không còn yêu cầu cấp giấy phép dạy thêm như trước, nhưng việc tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường vẫn cần tuân thủ một số quy định cụ thể. Theo Điều 6 của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, các cá nhân và tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép dạy thêm cần thực hiện những bước sau:

  1. Đăng ký kinh doanh: Mọi cá nhân hoặc tổ chức muốn mở lớp dạy thêm, học thêm phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có thể theo hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh.
  2. Công khai thông tin: Các thông tin về lớp học như môn học, thời gian, địa điểm, mức phí học thêm, và danh sách giáo viên phải được công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi tổ chức lớp học.
  3. Đảm bảo chất lượng giảng dạy: Người dạy thêm phải có năng lực chuyên môn phù hợp và phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo chất lượng dạy học cho học sinh.

III. Các lưu ý quan trọng khi xin giấy phép dạy thêm

Mặc dù giấy phép dạy thêm không còn là yêu cầu bắt buộc trong các quy định hiện nay, nhưng các cơ sở dạy thêm vẫn phải tuân thủ các quy định về tổ chức lớp học, bao gồm:

  • Không dạy thêm học sinh tiểu học, trừ khi là các lớp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, hoặc rèn luyện kỹ năng sống.
  • Không dạy thêm học sinh mình đang giảng dạy trong nhà trường.
  • Các cơ sở không được ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

IV. Đăng ký hộ kinh doanh dậy thêm cần giấy tờ gì?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Căn cứ tại Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (tải về). Trong đó, mã ngành là: 8559, tên ngành: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu;
  2. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (bản sao CCCD/Căn cước/Hộ chiếu/Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác vẫn còn hiệu lực);
  3. Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  4. Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  5. Bản sao hợp đồng thuê địa điểm dạy học trong trường hợp thuê địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo hai cách:

  1. Nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh)
  2. Nộp trực tuyến

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

CÁC DỊCH VỤ KHÁC CỦA LAP-OFFICE:

Cho thuê văn phòng, địa chỉ đăng ký kinh doanh, văn phòng chia sẻ

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh, tạm ngưng, giải thể công ty

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 0393.855.873 - 0354.035.893

 


Bình luận Facebook:

0393855873