Với xu thế như hiện nay, việc mở rộng hay thu hẹp phạm vi kinh doanh theo hướng có lợi là vô cùng cần thiết cho định hướng phát triển của doanh nghiệp, công ty có thể huy động thêm vốn góp để gia tăng sức cạnh tranh và được công chúng biết đến nhiều hơn. Chính vì vậy mà chúng tôi xin trình bày một số hình thức tăng vốn chủ yếu của các loại hình công ty
Tăng giảm vốn điều lệ
1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ khi muốn:
- Tăng độ tin tưởng của doanh nghiệp, đối tác, chủ nợ;
- Muốn tăng hạn mức vay ngân hàng;
- Tăng tính hiệu quả, ổn định và phát triển doanh nghiệp, có vốn để đầu tư kinh doanh;
- Hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/ cổ đông trong doanh nghiệp.
Trong đó, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ tăng vốn điều lệ trong những trường hợp khác nhau, cụ thể:
- Công ty TNHH 1 thành viên:
– Huy động thêm trái phiếu;
– Chủ sở hữu của doanh nghiệp góp thêm vốn;
– Huy động thêm vốn góp từ các cá nhân khác;
– Chuyển thành công ty cổ phần để có thể phát hành và chào bán cổ phần.
- Công ty TNHH 2 thành viên:
– Tăng lượng vốn góp của các thành viên;
– Tiếp nhận thêm các thành viên mới;
– Huy động thêm trái phiếu;
– Chuyển thành công ty cổ phần để có thể phát hành và chào bán cổ phần.
- Công ty cổ phần:
– Chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu;
– Chào bán cổ phần ra công chúng;
– Chào bán cổ phần riêng lẻ
Tăng giảm vốn điều lệ