Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tạm dừng kinh doanh một thời gian để chuẩn bị về tài chính, nhân công…thay vì giải thể doanh nghiệp.
1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Theo điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:
“1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”
Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng.
Ví dụ: Ngày 10/1/2022 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh thì chậm nhất ngày 07/1 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện tại thời điểm doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm dừng kinh doanh thì không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm dừng kinh doanh, trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
2. Thời gian tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?
Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian). Tuy nhiên mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Sau khi hết thời gian tạm dừng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền về tạm dừng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo quy định mới nhất
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Phụ lục II-19 theo thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
+ Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH Một Thành Viên)
+ Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
+ Biên bản họp và quyết định của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty cổ phần)
+ Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Lưu ý: Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tự mình thực hiện thủ tục tạm dừng kinh doanh thì phải có văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ tạm dừng.
4. Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu?
Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ tạm dừng kinh doanh tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
5. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh làm thời gian bao lâu?
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở KHĐT gửi thông tin sang bên thuế để đối chiếu số thuế còn nợ hoặc không
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh
DỊCH VỤ CỦA LAP OFFICE
- Thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, địa điểm, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Cho thuê địa điểm đặt địa chỉ đăng ký kinh doanh;
- Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử;
- Mua token và phát hành hóa đơn điện tử;
- Thuê dịch vụ khê khai thuế định kỳ;
- Thuê dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp…
Hãy để LAP OFFICE hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ và hoàn tất mọi thủ tục pháp lý cần thiết với thời gian nhanh nhất và chi phí RẺ NHẤT.
Tặng Kèm:
- Tặng dịch vụ kê khai thuế 03 tháng trị giá từ 3trđ
- Hỗ trợ hoàn tất thủ tục sau thành lập: tư vấn chữ ký số, hóa đơn điện tử, BHXH...
THÔNG TIN LIÊN HỆ HỖ TRỢ
HOTLINE: 0393855873
ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ: 0354035893
Địa chỉ văn phòng: V11-B09 KĐT An Hưng, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam