1. Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh như thế nào ?
Quy định về đăng ký thủ tục doanh nghiệp, trường hợp muốn thành lập chi nhánh công ty đặt tại tỉnh khác tỉnh đang đặt trụ ở chính, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, nghị định mới sửa đổi bổ sung nghị định 78/2015/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 10/10/2018. Có thể đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại tỉnh khác.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định:
"2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh."
Tức Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Tuy nhiên, theo quy định của nghị định mới 108/2018/NĐ-CP, thì đã có sửa đổi, không quy định về việc chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trị sở chính, rằng có thể thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố khác.
"9. Sửa đổi khoản 2 Điều 33 như sau:
“2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh."
Theo đó, Hồ sơ bao gồm có:
- Thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh (theo mẫu tại phụ lục thông tư số 14/2010/TT– BKH)
- Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh
- Quyết định của Hội đồng quản trị
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chinh nhánh
Bản sao CMND của người đứng đầu chi nhánh và Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
- Bản sao Điều lệ của công ty (Trường hợp này có thể linh động nếu không có)
2. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh:
- Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
- Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 07 ngày làm việc.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một số lưu ý:
- Thành lập chi nhánh khác tỉnh phải có con dấu và hóa đơn riêng! (chi nhánh chỉ cần nộp thuế môn bài, thuế GTGT phát sinh, còn thuế TNDN và TNCN thì cty đóng) -> Cần làm thủ tục xin cấp dấu và in hóa đơn.
- Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì công ty mẹ đóng cửa thì chi nhánh cũng đóng theo.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Hotline: 0393.855.873 để được giải đáp.